Điện mặt trời Châu Thành nguồn năng lượng sạch

Điện mặt trời áp mái Châu Thành nguồn năng lượng sạch, giải pháp mới, hiệu quả cao

Solarbrano.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lĩnh vực Điện năng lượng mặt trời áp mái Châu Thành, để bạn có thể đàm phán và trao đổi sâu hơn về lĩnh vực còn mới này với các Nhân viên kinh doanh năng lượng mặt trời và để lựa chọn lắp đặt cho Ngôi nhà, Nhà xưởng hay Cơ sở kinh doanh của bạn một Hệ thống điện năng lượng mặt trời phù hợp, hiệu quả trong năm 2020.

1. Ba thành phần cấu tạo của hệ thống điện năng lượng mặt trời.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời trước hết được tạo thành từ:

+ Các tấm Pin mặt trời, có thể là đa tinh thể (poly) hoặc đơn tinh thể (mono)

pin mặt trời mono và poly

Tấm pin năng lượng mặt trời mono:

Để tạo pin mặt trời cho những tấm pin năng lượng mặt trời mono thì nguồn nguyên liệu chủ yếu được sử dụng là các chất bán dẫn silicon dạng ống, tinh khiết và được cắt ra thành các tấm mỏng. Những tấm này được gọi là “monocrysatalline” để chỉ ra rằng silicon được sử dụng là silic đơn tinh thể. Bởi vì tế bào bao gồm một tinh thể duy nhất, các phân tử electrons tạo ra dòng điện có nhiều khoảng trống để chúng di chuyển. Vì vậy tấm pin mono hiệu quả hon các tấm poly

Tấm pin năng lượng mặt trời poly:

Các tấm pin năng lượng mặt trời poly cũng được làm từ silic. Tuy nhiên, thay vì sử dụng silicon đơn các nhà sản xuất đã làm tan chảy nhiều mảnh silicon với nhau để tạo ra tấm pin mỏng. Các tấm pin poly cũng được gọi là silicon đa tinh thể hoặc nhiều tinh thể. Vì có nhiều tinh thể trong tế bào nên các khoảng trống ít hơn làm cho các phân tử điện electron di chuyển cũng khó khăn hơn. Kết quả là các tấm pin năng lượng mặt trời poly có hiện suất thấp hơn pin mono.

Về hiệu suất: Hiệu suất pin mặt trời của đơn tinh thể ( Mono Crystallie ) là cao hơn so với poly-crystalline. Cell tế bào năng lượng mặt trời hiệu quả của đang phổ biến ở khoảng 16% và 17%. Tuy nhiên, khi so sánh các đặc điểm và sản xuất điện ở các Cell mô-đun năng lượng mặt trời đơn tinh thể và đa tinh thể cơ bản giống nhau. Nghĩa là cùng công suất tấm như nhau thì lượng điện sản sinh ra gần như nhau.

Về góc độ kinh tế: Ban có thể căn cứ vào khả năng đầu tư tài chính và nhu cầu sử dụng điện hàng ngày của mình. Lựa chọn công nghệ và công suất phù hợp. Bạn hoàn toàn có thể lên kế hoạch đầu tư bổ sung hàng năm cho hệ thống điện mặt trời theo khả năng tài chính của mình, cho đến khi hệ thống điện mặt trời của bạn sản xuất đủ lượng điện đáp ứng đủ nhu cầu của bạn không cần vào lưới điện quốc gia, thậm chí có thể dư thừa bán ngược lại điện lên lưới cho nhà nước. Điều này có nghĩa là bạn không bao giờ bạn bị mất điện và hoàn toàn không phải trả tiền điện hàng tháng.Hệ thống được khấu hao hàng ngày, về độ bền trên thực tế, hầu hết các pin mặt trời lắp đặt cách đây 20 năm về trước vẫn làm việc tốt cho đến nay và đạt hiệu suất trên 95% với công suất thiết kế ban đầu. Tuy nhiên Thông tư 13/2020/QĐ-TTg  thì bạn nên đầu tư trong năm nay để có giá bán điện tốt nhất.

Về không gian: Nếu như nhà bạn là một ngôi nhà có không gian trên nóc nhà hạn chế tiếp xúc với mặt trời nhỏ hay có cây cối làm khuất ánh nắng thì bạn nên sử dụng pin năng lượng mặt trời mono vì nó có nhiệu suất cao hơn. Ngược lại nếu nhà bạn có không gian rộng thì bạn có thể sử dụng pin poly,nó có thể tiết kiệm cho bạn thêm một khoảng tài chính.

Vì vậy, danh sách mà chúng tôi cung cấp dưới đây bao gồm hầu hết các thương hiệu Pin năng lượng mặt trời chất lượng cao và phổ biến ở Việt Nam năm 2019:

thương hiệu pin năng lượng mặt trời nổi tiếng

+ Thành phần chính thứ hai của một hệ thống điện năng lượng mặt trời là Biến tần (INVERTER): 

Inverter hòa lưới cho các Hệ thống điện mặt trời dân dụng có 2 loại được sử dụng phổ biến đó là biến tần chuỗi_ string inverter (có kích thước bằng một chiếc cặp) hoặc bộ biến tần vi mô_ micro inverter ( có kích thước gần bằng một cuốn sách bìa mềm ).

string inverter và micro inverter

Bộ micro-inverter và bộ tối ưu hóa công suất là tuyệt vời vì chúng tối ưu hóa năng lượng của từng tấm Pin, điều này dẫn đến việc sản xuất nhiều năng lượng hơn. Micro-inverters có một lợi thế hơn nữa là chúng sử dụng điện áp an toàn ( 48Vdc và 220Vac ) thay vì mức điện áp lên đến 500 đến hàng 1000 Volts DC của các Inverter chuỗi. Nhưng nếu lắp đặt bộ Micro-inverter và bộ tối ưu hóa năng lượng thì thường tăng chi phí khoảng hơn 20% vào tổng giá trị của hệ thống.

Công việc của biến tần là chuyển đổi điện một chiều (DC) mà các tấm pin mặt trời sản xuất thành điện xoay chiều (AC) 220V/50hz, là nguồn điện dùng để hoạt động các thiết bị điện trong nhà bạn.

Biến tần là bộ phận có khả năng dể bị lỗi hoặc sự cố nhất trong hệ thống năng lượng mặt trời trong 10-15 năm đầu tiên. Điều này là do Inverter phải làm việc xuyên suốt ngày và đêm.

Do vậy, ngay cả khi bạn có ngân sách hạn chế, bạn vẫn nên xem xét việc lắp đặt một biến tần Inverter loại tốt, có thương hiệu và tên tuổi trên thị trường.

Danh sách các thương hiệu biến tần Inverter phổ biến tại Việt Nam, có chất lượng hàng đầu thế giới và giá thành cũng khá cao so với các loại Inverter còn lại (danh sách này không đầy đủ, nhưng các đơn vị lắp đặt có uy tín cũng đang sử dụng một trong những thương hiệu sau):

Inverter lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái Châu Thành
Inverter lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái Châu Thành

+ Hệ thống khung giá đỡ ( dùng liên kết Pin mặt trời với mái nhà của bạn).

Ở Việt Nam, khu vực các tỉnh miền Trung là các tỉnh nằm ven biển và thường xuyên phải hứng chịu thiệt hại từ các cơn bão hàng năm. Chủ đầu tư phải đặc biệt quan tâm tới phần kết cấu của giàn khung giá đỡ này. Đảm bảo phần kết cấu khung giá đỡ để lắp đặt điện mặt trời áp mái Châu Thành phải chịu lực mưa                bão để tránh xảy ra những thiệt hại không đáng có. Cân nhắc lựa chọn các Đơn vị thi công chuyên nghiệp, uy tín sẽ giúp bạn yên tâm hơn và tránh được những thiệt hại không đáng có khi xảy ra thiên tai.

2. Giá Bán điện của EVN và Giá Mua điện mặt trời 2020

2.1 Giá bán điện của EVN:

Theo Thông tư số: 16 /2014/TT-BCT ngày 29 tháng 5 năm 2014 và Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20 tháng 3 năm 2019 của Bộ Công thương

♦ Giá bán điện sinh hoạt cho Hộ gia đình:

Giá điện sinh hoạt
bậc thang
Đơn giá
(đ/kWh)
Đơn giá + VAT (đ/kWh) Sô tiền hàng tháng phải trả
Bậc 1: Cho kWh 0-50           1.678                 1.846 Từ 0 đ – 92,300 đ
Bậc 2: Cho kWh 51-100           1.734                 1.907 Từ 94,207 đ – 187,650 đ
Bậc 3: Cho kWh 101-200           2.014                 2.215 Từ 189,865 – 409,150 đ
Bậc 4: Cho kWh 201-300           2.536                 2.790 Từ 411,940 đ – 688,150 đ
Bậc 5: Cho kWh 301-400           2.834                 3.117 Từ 691,267 đ – 999,850 đ
Bậc 6: Từ 401 kWh trở lên           2.927                 3.220 Trên 999,850 đồng

♦ Giá bán điện cho các Đơn vị kinh doanh:

Giá điện cho Hộ kinh doanh
(Cấp điện áp từ 220V đến 6kV)
Đơn giá
(đ/kWh)
Đơn giá + VAT (đ/kWh)
Giờ cao điểm ( từ 9h30 đến 11h30 và từ 17h đến 20h)                4.587                  5.046
Giờ thấp điểm ( từ 22h đến 4h sáng)                1.622                  1.784
Giờ bình thường ( các khung giờ còn lại trong ngày)                2.666                  2.933

♦ Giá bán điện cho các Ngành sản xuất:

Giá điện Ngành Sản xuất
(Cấp điện áp từ 220V đến 6kV)
Đơn giá
(đ/kWh)
Đơn giá + VAT (đ/kWh)
Giờ cao điểm ( từ 9h30 đến 11h30 và từ 17h đến 20h)                3.076                  3.384
Giờ thấp điểm ( từ 22h đến 4h sáng)                1.100                  1.210
Giờ bình thường ( các khung giờ còn lại trong ngày)                1.685                  1.854

2.2 Giá mua điện mặt trời của EVN đối với cá nhân, tổ chức có nhu cầu bán điện năm 2020:

Theo Quyết định cơ chế giá khuyến khích cho điện mặt trời sau ngày 30/6/2019 được Thủ tướng ký ngày 06/04/2020, giá bán điện mặt trời cho EVN được đề xuất chỉ còn một vùng. Theo đó, giá với điện mặt trời nổi là 7,69 cent một kWh, tương đương 1.758 đồng. Còn điện mặt trời áp mái nhà là 8,38 cent (1.934 đồng) một kWh.

So với giá mua điện áp dụng trước 30/6/2019 (mức chung là 9,35 cent một kWh), giá mua dự án điện mặt trời nối lưới giảm đáng kể.

Công nghệ điện mặt trời Giá điện trước ngày 30/6/2019 (đồng/kWh) Giá điện sau ngày 30/6/2019 (đồng/kWh) Tương đương cent/kWh
Điện mặt trời nối lưới 2.086 1.62 7,09
Điện mặt trời nổi  2.086 1.758 7,69
Điện mặt trời áp mái 2.086 1.940 8,38

3. Hướng / góc mái để lắp điện năng lượng mặt trời Châu Thành.

Hướng Tấm Pin: Nếu bạn lắp đặt các tấm pin mặt trời theo hướng Đông thì các tấm Pin sẽ sản xuất hầu hết năng lượng vào buổi sáng và ít hơn vào buổi chiều, và ngược lại, vì mặt trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây.

Ở Việt Nam, hướng lắp đặt tối ưu là hướng Nam. Nghiêng góc từ 10-15 độ tùy vào địa phương. Ngoài ra, vì là hệ thống điện mặt trời áp mái Châu Thành nên trong các trường hợp cụ thể, vẫn có thể lắp đặt tấm pin theo mái sẵn có. Góc nghiêng của tấm Pin nên lớn hơn 8° để việc thoát nước và chống bám bụi trên bề mặt tấm Pin hiệu quả hơn, tránh gây giảm hiệu suất phát điện của tấm Pin.

Hệ thống điện mặt trời áp mái Châu Thành An Giang
Hệ thống điện mặt trời áp mái Châu Thành An Giang

Khi tấm pin được đặt nghiêng bằng với giá trị vĩ độ tại địa điểm lắp đặt. Bề mặt các tấm pin sẽ vuông góc với bức xạ mặt trời vào buổi trưa.

4. Điện Mặt Trời Châu Thành_ Kênh đầu tư tài chính hiệu quả cao, siêu lợi nhuận

Hầu hết chủ đầu tư trên địa bàn huyện Châu Thành lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời bằng tiền mặt không qua vay vốn ngân hàng. Nếu bạn có dư giả về tài chính và cần tìm một kênh để đầu tư đem lại lợi nhuận, thì đầu tư vào một hệ thống năng lượng điện mặt trời áp mái Châu Thành An Giang.

Việc lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời áp mái hiện đang được giá mua điện khá cao từ chính phủ và EVN là 8.38 cent/kWh, cao hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng hoặc trái phiếu chính phủ. Đầu tư điện mặt trời áp mái, việc truyền tải điện và bán điện lên lưới là khá dể dàng do công suất lắp đặt nhỏ và phân tán nên không xảy ra tình trạng quá tải đường dây.

Hiện nay trên địa bàn huyện Châu Thành An Giang đã được công ty điện lực khuyến khích tìm hiểu và lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái Châu Thành. Nhằm giảm tải lưới điện quốc gia giờ cao điểm và giúp tiết kiệm chi phí tiền điện cho người dân địa phương, các cơ sở sản xuất kinh doanh.

TƯ VẤN LẮP ĐẶT ĐIỆN MẶT TRỜI CHÂU THÀNH AN GIANG

Sau khi tìm hiểu các thông tin cần thiết và cơ bản về điện năng lượng mặt trời áp mái, khách hàng có nhu cầu tư vấn, lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời tại Long Xuyên An Giang, có thể dễ dàng liên hệ với Solarbrano.vn.  Bằng sự chuyên nghiệp và tận tâm của chúng tôi, Công ty TNHH Ánh Dương Luxury sẽ đưa ra giải pháp và triển khai hệ thống điện mặt trời áp mái Châu Thành một cách chu đáo và hiệu quả nhất.

Gọi ngay cho chúng tôi để nhận tư vấn!!!

Hotline: 0982 114 115 (Mr Dương) hoặc 0773 332 773 (Ms Lan)

Trụ Sở: 36B Huỳnh Đình Hai, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam. Chi nhánh: 102B Hùng Vương, An Thạnh, Hồng Ngự, Đồng Tháp.
Chi nhánh: 112b Ngô Thời Nhậm, phường 1, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp. (giữa công viên và siêu thị) Chi nhánh: 49 Lê Hồng Phong, Mỹ An, Tháp Mười Đồng Tháp.
Chi Nhánh: 397 Nguyễn Sinh Sắc, P1, TP Sa Đéc Đồng Tháp. (đối diện công viên Bác Hồ) Chi nhánh: 88 Trưng Nữ Vương, Phường 1, TP Vĩnh Long
Chi Nhánh: 9A Châu Văn Liêm, P. Mỹ Bình, Thành phố Long Xuyên, An Giang

 

Rate this post