Thời Gian Hoàn Vốn Của Hệ Thống Điện Mặt Trời

Đã có rất nhiều chuyên gia thảo luận về vấn đề thời gian hoàn vốn cho một hệ thống năng lượng mặt trời, vậy thực sự bao lâu thì nguồn đầu tư này mới chính thức tạo ra lợi nhuận?

Nhìn sơ qua, việc tính giá trị các tấm pin mặt trời và xác định các khoản chi phí phụ liên quan đến lắp đặt, bảo trì…thì việc tính toán thời gian hoàn vốn có vẻ khá phức tạp. Thời gian này phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

1. Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thời Gian Hoàn Vốn

  • Chi phí đầu tư ban đầu: Bao gồm chi phí mua sắm thiết bị, lắp đặt, vận chuyển, giấy phép…
  • Sản lượng điện sản xuất: Phụ thuộc vào công suất hệ thống, điều kiện thời tiết, hướng đặt tấm pin…
  • Giá điện: Giá điện sinh hoạt và giá bán điện mặt trời.
  • Tiền điện tiết kiệm được: Số tiền bạn tiết kiệm được mỗi tháng nhờ sử dụng điện mặt trời.
  • Tuổi thọ của hệ thống: Thông thường, hệ thống điện mặt trời có tuổi thọ từ 25-30 năm.

Nối lưới hay độc lập sẽ có thời gian hoàn vốn khác nhau vì vậy hãy tìm hiểu chi tiết cụ thể đối với trường hợp của bạn.

2. Hệ Thống Năng Lượng Mặt Trời Hoà Lưới

Hầu hết những khách hàng trong khu dân cư lựa chọn hệ thống này. Với thời gian hoàn vốn chỉ tầm 4-6 năm, hệ thống nối lưới của bạn sẽ bắt đầu sinh ra lợi nhuận. Nếu hệ sản xuất ra nhiều điện hơn mức nhu cầu của bạn thì thời gian hoàn vốn sẽ còn nhanh hơn nhờ bán lượng điện dư thừa cho công ty điện lực.

Với loại lắp đặt này, thời gian hoàn vốn ngắn đồng nghĩa với việc nó sẽ mang lại lợi ích cho bạn lâu dài hơn. Giá điện của các công ty điện lực thì luôn tăng theo thời gian, trong khi các tấm pin mặt trời lại được bảo hành khá dài từ 10 đến 25 năm. Chính vì thế sau khoản thời gian hoàn vốn, bạn sẽ được sử dụng nguồn điện hoàn toàn miễn phí từ hệ thống của bạn mà không phải lo lắng về giá điện liên tục “leo thang”.

3. Hệ Thống Năng Lượng Mặt Trời Độc Lập

Việc đầu tư một hệ thống độc lập rất khác biệt so với hoà lưới. Nhìn chung thì hệ này sẽ có giá đắt hơn và thời gian hoàn vốn cao hơn vì chúng đòi hỏi bạn phải trang bị thêm các pin lưu trữ điện tương đối mắc. Tuy nhiên, lợi ích mang lại là bạn sẽ không phải lo lắng khi khu vực của bạn bị mất điện vì nguồn điện của bạn là độc lập và tự chủ hoàn toàn.

Một nhược điểm nhỏ đối với hệ thống này là không kết nối được với lưới điện quốc gia, nên nếu có dư thừa thì sẽ không bán lại được cho công ty điện lực. Tuy vậy chúng lại bù đắp một lợi ích khác, bạn có thể tích trữ lượng điện dư thừa đó vào pin lưu trữ để phục vụ cho những tình huống cấp bách như hệ thống cần được ngưng để sửa chữa, bảo trình, bảo hành…mà không lo bị gián đoạn.

Một lý do chính khiến hệ thống điện mặt trời không hoà lưới có thời gian hoàn vốn cao hơn là chi phí dây điện và pin lưu trũ. Bạn cũng có thể tự mình lắp đặt thay vì thuê một nhà thầu cài đặt để tiết kiệm một phần chi phí đầu tư.

4. Lưu Ý Khi Đầu Tư Vào Hệ Thống Điện Mặt Trời

  • Nên tìm hiểu kỹ về nhà cung cấp trước khi quyết định lắp đặt.
  • Công suất hệ thống cần phù hợp với nhu cầu sử dụng điện của gia đình hoặc doanh nghiệp.
  • Đảm bảo các thiết bị được sử dụng đều có chất lượng cao.
  • Nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để lựa chọn giải pháp tối ưu nhất.

Ánh Dương Solar tự hào là công ty có uy tín và chất lượng tốt nhất. Ánh Dương Solar luôn chăm sóc khách hàng tận tâm, tư vấn nhiệt tình.

Quý Khách hàng có nhu cầu tư vấn và lắp đặt xin vui lòng liên hệ với chúng tôi

  • Holine: 0982114115
  • Website: solarbrano.vn
  • Trụ Sở: 486/14a QL13, Khu  Phố 6, Hiệp  Bình  Phước, Thủ  Đức, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Chi nhánh: 249 Phạm Hữu Lầu P. 6,TP Cao Lãnh, Đồng Tháp. (Nội  Thất Hoàn Mỹ)
  • Chi Nhánh: 397 Nguyễn Sinh Sắc, P1, TP Sa Đéc Đồng Tháp. (đối diện công viên Bác Hồ)
  • Chi nhánh: 9A Châu Văn Liêm, phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên, An Giang
  • Chi nhánh: Số 12 Thủ Khoa Huân, Phường 1, Mỹ Tho, Tiền Giang
Rate this post