Tự Lắp Đặt Hệ Thống Điện Năng Lượng Mặt Trời Gia Đình

Để tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập hoặc hòa lưới, chúng ta cần tính toán lại tất cả các tải sử dụng điện. Hơn nữa tùy vào tình trạng gia đình hiện tại mà chúng ta sẽ tính toán và lắp đặt hệ thống khác nhau. Đối với gia đình mới xây xong hoặc đang xây chúng ta sẽ có cách tính toán và lắp đặt hệ thống khác. Và đối với gia đình đã có hệ thống điện năng ổn định và đã sử dụng lâu dài chúng ta sẽ có cách lắp đặt khác.

1. Đối với gia đình mới xây và đang xây

Đối với các ngôi nhà vừa mới xây và đang xây có nhu cầu tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời. Thì sẽ đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều. Đầu tiên đối với hệ thống điện mặt trời độc lập:

  • Lên danh sách và tính toán lượng điện cần thiết mà các tải tiêu thụ cần thiết.
  • Lắp đặt hệ thống điện mặt trời có công suất phù hợp và cung cấp điện cho toàn tải.

hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập chỉ sử dụng nguồn điện mặt trời để cung cấp cho toàn tải. Chính vì vậy mà quá trình tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ đơn giản hơn.

Tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập cho gia đình
Tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời cho gia đình

Tự lắp đặt điện mặt trời hòa lưới cho gia đình

Đối với hệ thống điện mặt trời hòa lưới, chúng ta phải lên kế hoạch sử dụng điện mặt trời cho một số thiết bị điện nhất định. Hay bạn muốn tất cả các phụ tải trong gia đình đều sử dụng điện mặt trời?

Nếu bạn muốn tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới cung cấp điện cho tất cả các phụ tải. Bạn cũng không cần quá cầu kỳ đến quá trình thi công và lắp đặt hệ thống điện. Mà chúng ta cứ lắp đặt các hệ thống điện như bình thường. Trước tiên chúng ta phải:

  • Lên danh sách tất cả các phụ tải và công suất của tải có nhu cầu sử dụng điện mặt trời.
  • Sau đó lắp đặt thêm cầu dao 2 ngả để cách ly nguồn điện mặt trời và điện lưới ra.
  • Hoặc có thể lắp đặt thêm tủ điện ATS có bộ chuyển đổi nguồn điện tự động.

Bình thường chúng ta ưu tiên sử dụng điện mặt trời cho toàn tải. Đến khi điện mặt trời không đủ cung cấp thì hệ thống sẽ tự động chuyển nguồn sang sử dụng điện lưới. Mà không cần phải điều chỉnh hệ thống bằng tay.

Đối với những gia đình chỉ có nhu cầu sử dụng điện mặt trời cho một số phụ tải nhất định. Thì chúng ta cũng lắp đặt hệ thống điện bình thường. Sau đó lắp đặt cầu dao 2 ngả hoặc tủ điện ATS để tách riêng nhánh điện cần sử dụng điện mặt trời ra.

2. Đối với ngôi nhà đã có hệ thống điện lưới ổn định

Để tự lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho ngôi nhà đã có hệ thống điện lưới ổn định khá phức tạp. Cần tính toán lại tất cả hệ thống để cắt bớt các phụ tải cấp điện mặt trời riêng ra. Hoặc phải thiết kế đường dây lắp đặt hệ thống điện mặt trời mới. Vì mỗi gia đình có một hệ thống điện khác nhau. Chính vì vậy mỗi gia đình sẽ có cách lắp đặt điện mặt trời khác nhau. Nếu bạn không phải người chuyên nghiệp thì khó mà tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời được.

3. Những vật liệu cần thiết để lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời

Cần chuẩn bị đầy đủ các loại vật liệu để lắp đặt hệ thống pin mặt trời

– Các tấm pin năng lượng mặt trời bao gồm pin silic có khả năng hấp thụ hoàn toàn ánh sáng mặt trời, biến quang năng thành điện năng sử dụng.

– Bộ sạc điện: Có chức năng điều tiết sạc cho ắc quy, bảo vệ ắc quy chống nạp quá tải hoặc xả quá sâu để kéo dài tuổi thọ sử dụng của bình ắc quy.

– Bộ kích điện: Thiết bị này dùng để biến đổi dòng điện 1 chiều thành dòng điện xoay chiều, thích hợp dùng với mọi thiết bị điện trong gia đình có điện áp 220V. Người dùng cũng có thể sử dụng 2 loại bộ kích điện phù hợp với từng loại thiết bị như là:

  • Sin mô phỏng dùng cho bóng đèn, ti vi, máy tính…
  • Sin chuẩn dùng cho các thiết bị máy lạnh, quạt, máy bơm…

– Bình ắc quy: Đây là nơi lưu trữ dòng điện dùng khi ban đêm hoặc khi bị mất điện.

Ngoài ra, chúng ta cần phải có thêm hệ thống phát điện dự phòng có thể hoạt động liên tục được từ 1 – 1,5 ngày với điều kiện không sử dụng điều hòa.

4. Lắp Đặt Hệ Thống Điện Năng Lượng Mặt Trời

4.1. Lên Kế Hoạch và Chuẩn Bị

  • Xác định lượng điện năng bạn cần sử dụng hàng tháng bằng cách kiểm tra hóa đơn điện hoặc sử dụng các công cụ tính toán nhu cầu điện trực tuyến.
  • Xem xét vị trí lắp đặt tấm pin mặt trời. Đảm bảo không có vật cản như cây cối hoặc các cấu trúc khác che chắn ánh sáng mặt trời

4.2. Chuẩn Bị Vị Trí và Lắp Đặt Khung Giá

  • Đảm bảo mái nhà có đủ diện tích và độ nghiêng phù hợp để lắp đặt khung giá. Nếu mái nhà không phù hợp, bạn có thể lắp đặt trên mặt đất hoặc cấu trúc khác.
  • Sử dụng các vít và bu lông để cố định khung giá vào mái nhà hoặc nền đất. Đảm bảo khung giá được lắp đặt chắc chắn để chịu được các yếu tố thời tiết như gió và mưa.

4.3. Lắp Đặt Tấm Pin Mặt Trời

  • Đặt các tấm pin mặt trời lên khung giá. Đảm bảo các tấm pin được căn chỉnh đúng hướng và độ nghiêng, thường là về phía nam (ở bán cầu bắc) và góc nghiêng từ 15-30 độ.
  • Sử dụng các kẹp và vít để cố định các tấm pin vào khung giá. Kiểm tra các kết nối để đảm bảo không có lỏng lẻo.

4.4. Kết Nối Hệ Thống

  • Kết nối dây điện từ các tấm pin với bộ điều khiển sạc. Đảm bảo kết nối đúng cực và chắc chắn.
  • Kết nối đầu ra của bộ điều khiển sạc với đầu vào của inverter.
  • Kết nối đầu ra của inverter với hệ thống điện của ngôi nhà. Đảm bảo kết nối đúng với hệ thống điện hiện có để tránh gây ra sự cố.
  • Inverter nên được lắp đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát và không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
  • Cố định inverter vào tường hoặc khung và kết nối với các dây điện theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

4.5. Kiểm Tra và Vận Hành

  • Đảm bảo tất cả các kết nối đều chính xác và an toàn.
  • Kiểm tra điện áp và dòng điện để đảm bảo rằng hệ thống hoạt động bình thường.
  • Khởi động hệ thống và kiểm tra hoạt động của các tấm pin, bộ điều khiển sạc, inverter và các thiết bị khác.
  • Theo dõi hệ thống trong vài ngày để đảm bảo nó hoạt động ổn định và hiệu quả.

4.6. Bảo Trì và Bảo Dưỡng

  • Vệ sinh các tấm pin mặt trời thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn và các chất bẩn khác, giúp duy trì hiệu suất cao.
  • Kiểm tra định kỳ: thực hiện kiểm tra định kỳ để phát hiện và khắc phục sự cố nếu có.
Rate this post