Hệ thống điện mặt trời gồm những gì – Tìm hiểu chi tiết từng thành phần

he-thong-dien-mat-troi-gom-nhung-gi

Hệ thống điện mặt trời gồm những gì chức năng của từng thành phần ra sao? Đây là một câu hỏi được nhiều người đặt ra khi tìm hiểu và muốn lắp đặt hệ thống điện mặt trời. Đặc biệt là khi điện mặt trời đang ngày càng trở nên phổ biến nhờ khả năng tiết kiệm chi phí điện năng và bảo vệ môi trường. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống điện mặt trời.

he-thong-dien-mat-troi-gom-nhung-gi

1. Tấm Pin Năng Lượng Mặt Trời

Tấm pin năng lượng mặt trời (solar panel) là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống. Nó có nhiệm vụ hấp thụ ánh sáng mặt trời và chuyển hóa thành dòng điện một chiều (DC). Có hai loại pin phổ biến:

  • Pin Mono (Monocrystalline Solar Panel): được chế tạo từ silicon đơn tinh thể. Pin Mono có hiệu suất cao, hoạt động tốt trong điều kiện ánh sáng yếu.
  • Pin Poly (Polycrystalline Solar Panel): được làm từ silicon đa tinh thể. Loại pin này có giá thành rẻ hơn nhưng hiệu suất thấp hơn so với pin Mono.

Tấm pin mặt trời thường có tuổi thọ từ 20 – 25 năm, tùy thuộc vào chất lượng và môi trường sử dụng.

he-thong-dien-mat-troi-gom-nhung-gi-2
Tấm pin hệ thống điện mặt trời

2. Bộ Biến Tần (Inverter)

Bộ biến tần là thiết bị giúp chuyển đổi dòng điện một chiều (DC) từ tấm pin thành dòng điện xoay chiều (AC) để sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất. Có ba loại biến tần chính:

  • Biến tần chuỗi (String Inverter): Phù hợp cho các hệ thống vừa và nhỏ.
  • Biến tần vi mô (Micro Inverter): Tăng hiệu suất nhưng chi phí cao hơn.
  • Biến tần lai (Hybrid Inverter): Kết hợp giữa biến tần và bộ lưu trữ, giúp tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng.
he-thong-dien-mat-troi-gom-nhung-gi-3
Một số loại biến tần

3. Hệ Thống Lưu Trữ (Pin Lithium)

Hệ thống lưu trữ giúp dự trữ điện năng để sử dụng khi không ánh sáng mặt trời như khi trời mưa hay ban đêm. Pin lưu trữ hiện nay thường là pin lithium-ion, có tuổi thọ cao và hiệu suất tốt hơn so với các loại pin truyền thống như ắc quy chì.

4. Hệ Thống Khung Giá Đỡ

Khung giá đỡ giúp cố định tấm pin mặt trời, tối ưu hóa góc nghiêng để hấp thụ ánh sáng mặt trời nhiều nhất. Có hai loại phổ biến:

  • Khung cố định: Ít tốn kém, dễ lắp đặt.
  • Khung điều chỉnh theo hướng mặt trời: Tối ưu hóa hiệu suất nhưng chi phí cao hơn.
he-thong-dien-mat-troi-gom-nhung-gi-4
Pin lưu trữ Ls Battery

5. Tủ Điện Và Hệ Thống Dây Dẫn

Tủ điện và dây dẫn đóng vai trò kết nối các thiết bị trong hệ thống, đảm bảo an toàn khi truyền tải điện năng. Các loại dây dẫn thường dùng là dây DC chịu nhiệt, dây AC, và dây tiếp địa.

6. Đồng Hồ Điện Hai Chiều

Đối với hệ thống điện mặt trời hòa lưới, đồng hồ điện hai chiều giúp đo lượng điện tiêu thụ và điện dư thừa đưa lên lưới điện quốc gia. Nếu sản lượng điện tạo ra lớn hơn mức tiêu thụ, phần dư sẽ được bán lại cho EVN.

7. Phần Mềm Giám Sát Hệ Thống

Hệ thống điện mặt trời hiện đại thường đi kèm với phần mềm giám sát, giúp theo dõi hiệu suất và tình trạng hoạt động theo thời gian thực trên điện thoại hoặc máy tính.

Nguyên Lý Hoạt Động Của Hệ Thống Điện Mặt Trời

Hệ thống điện mặt trời hoạt động theo quy trình như sau:

  1. Tấm pin mặt trời hấp thụ ánh sáng và tạo ra dòng điện DC (dòng điện một chiều)
  2. Bộ biến tần chuyển đổi dòng điện DC (một chiều) thành AC (xoay chiều). Dòng điện xoay chiều AC là dòng điện phù hợp để cung cấp cho các thiết bị điện.
  3. Điện năng tạo ra có thể được sử dụng trực tiếp hoặc dư ra sẽ được lưu trữ trong pin.
  4. Nếu lượng điện năng tạo ra nhiều hơn so với mức tiêu thụ. Hệ thống sẽ đưa lượng điện dư ra lên lưới điện quốc gia (đối với hệ thống hòa lưới).

he-thong-dien-mat-troi-gom-nhung-gi-6

Các Loại Hệ Thống Điện Mặt Trời Phổ Biến

1. Hệ Thống Điện Mặt Trời Hòa Lưới

  • Có kết nối và phụ thuộc với lưới điện quốc gia
  • Không cần pin lưu trữ.
  • Tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu.

2. Hệ Thống Điện Mặt Trời Độc Lập

  • Không kết nối với lưới điện quốc gia
  • Hệ thống sử dụng pin lưu trữ.
  • Phù hợp cho vùng sâu, vùng xa, nơi khó kéo lưới điện.

3. Hệ Thống Điện Mặt Trời Hybrid (Lai)

  • Kết hợp giữa hòa lưới và độc lập.
  • Có thể lưu trữ điện để dùng khi mất điện.
  • Chi phí đầu tư cao hơn nhưng tối ưu hơn.
he-thong-dien-mat-troi-gom-nhung-gi-5
Hình ảnh lắp đặt hệ thống điện mặt trời của Ánh Dương Solar

Lợi Ích Của Hệ Thống Điện Mặt Trời

  • Tiết kiệm chi phí tiền điện.
  • Góp phần chống lại biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
  • Tận dụng nguồn năng lượng sạch, bền vững.
  • Giảm sự phụ thuộc vào điện lưới.
  • Có thể sinh lợi nhờ bán điện dư thừa cho EVN.

Kết Luận

Hi vọng bài viết này giúp bạn đã hiểu rõ hệ thống điện mặt trời gồm những gì và cách nó hoạt động. Việc đầu tư vào năng lượng mặt trời không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí mà còn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường.

Nếu bạn đang quan tâm đến lắp đặt hệ thống điện mặt trời, hãy liên hệ ngay với Ánh Dương Solar để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết!

Quý Khách hàng có nhu cầu tư vấn và lắp đặt xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY CHUYÊN CUNG CẤP ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Ánh Dương Solar tự hào là công ty có uy tín và chất lượng tốt nhất. Ánh Dương Solar luôn chăm sóc khách hàng tận tâm, tư vấn nhiệt tình.
  • Hotline: 0982114115
  • Website: solarbrano.vn
  • Trụ Sở: 10 Sông Thao, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Chi nhánh: 249 Phạm Hữu Lầu P. 6,TP Cao Lãnh, Đồng Tháp. (Nội  Thất Hoàn Mỹ)
  • Chi nhánh: 486/14a QL13, Khu  Phố 6, Hiệp  Bình  Phước, Thủ  Đức, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Chi Nhánh: 397 Nguyễn Sinh Sắc, P1, TP Sa Đéc Đồng Tháp. (đối diện công viên Bác Hồ)
  • Chi nhánh: 9A Châu Văn Liêm, phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên, An Giang
  • Chi nhánh: Số 12 Thủ Khoa Huân, Phường 1, Mỹ Tho, Tiền Giang
5/5 - (2 bình chọn)