Điện mặt trời hòa lưới – Lợi ích và chi phí

dien-mat-troi-hoa-luoi

Điện mặt trời hòa lưới là một giải pháp bền vững và tiết kiệm chi phí hiệu quả hiện nay. Đây là xu hướng tất yếu trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng và biến đổi khí hậu đang gia tăng. Việc đầu tư vào hệ thống điện mặt trời hòa lưới là biện pháp giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả. Đây còn là đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường, xây dựng một tương lai bền vững hơn. Hãy cùng tìm hiểu về lợi ích và chi phí lắp đặt điện mặt trời hòa lưới qua bài viết sau nhé.

he-thong-dien-mat-troi-hoa-luoi

1. Điện mặt trời hòa lưới là gì?

Điện mặt trời hòa lưới là công nghệ sử dụng các tấm pin mặt trời để chuyển đổi năng lượng từ ánh sáng mặt trời thành điện năng. Hệ thống này được kết nối trực tiếp với lưới điện quốc gia. Nó giúp cung cấp điện cho các thiết bị trong gia đình và doanh nghiệp khi có nắng. Và sẽ tự động sử dụng điện từ lưới điện chung khi không có đủ ánh sáng mặt trời.

2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống 

Hệ thống điện mặt trời hòa lưới hoạt động theo nguyên lý như sau:

  • Thu năng lượng từ ánh sáng mặt trời: Các tấm pin mặt trời hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời. Các tế bào quang điện sẽ chuyển đổi năng lượng mặt trời thành dòng điện một chiều (DC).
  • Biến tần hòa lưới: Dòng điện (DC) từ các tấm pin sẽ được chuyển đổi thành dòng điện xoay chiều (AC). Dòng điện xoay chiều sẽ đi đến tủ điện để cung cấp cho các thiết bị điện.
  • Hòa lưới điện: Năng lượng tạo ra sẽ được sử dụng ngay trong gia đình hoặc doanh nghiệp. Lượng điện còn dư thì có thể hòa vào lưới điện quốc gia.

– Đối với hệ thống hòa lưới có lưu trữ, sẽ cần thêm pin lưu trữ. Lượng điện tạo ra được sẽ nạp đầy cho pin lưu trữ rồi sau đó chuyển sang chế độ hòa lưới. Khi mất điện, hệ thống sẽ hoạt động dựa vào nguồn điện lưu trữ.

Hệ thống điện mặt trời hòa lưới hoạt động chia theo 3 trường hợp:

  • Khi công suất tạo ra bằng nhu cầu tiêu thụ: hệ thống sẽ dùng điện hoàn toàn từ pin mặt trời.
  • Khi công suất tạo ra nhỏ hơn nhu cầu tiêu thụ: hệ thống sẽ lấy thêm điện lưới bù vào. Vào buổi tối hoặc khi không có nắng, nguồn điện cung cấp cho hệ thống là nguồn điện hoàn toàn từ điện lưới.
  • Khi công suất tạo ra lớn hơn nhu cầu tiêu thụ: điện trong hệ thống sẽ dùng cho các thiết bị trong nhà. Lượng điện còn dư sẽ được phát lên lưới điện chung.

dien-mat-troi-hoa-luoi

3. Lợi ích của hệ thống điện mặt trời hòa lưới

Hệ thống điện mặt trời này đem lại nhiều lợi ích thiết thực như:

  • Tiết kiệm chi phí điện: Người dùng sẽ giảm được chi phí tiền điện nhờ sử dụng nguồn năng lượng mặt trời.
  • Bảo vệ môi trường: Điện mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo, không gây sản sinh khí CO₂. Sử dụng điện mặt trời góp phần làm giảm ô nhiễm không khí, bảo vệ môi trường.
  • Giá trị đầu tư lâu dài: Với sự phát triển của công nghệ, chi phí lắp đặt điện mặt trời ngày càng hợp lý. Hơn nữa hệ thống điện mặt trời có tuổi thọ cao, có thể lên đến 20-25 năm. Do đó ít tốn chi phí đầu tư ban đầu, bảo trì và bảo dưỡng hệ thống hơn. Trong khi đó thời gian hoàn vốn đầu tư ngắn, khoảng 4-5 năm. Sau đó bạn có thể sử dụng điện miễn phí từ nguồn điện mặt trời. Lượng điện dư ra còn có thể bán lại cho Tập đoàn Điện lực, đem lại cho bạn một lợi ích kinh tế lớn.
  • Gia tăng giá trị tài sản: Hệ thống giúp gia tăng giá trị cho ngôi nhà hoặc doanh nghiệp của bạn.
  • Giảm phụ thuộc vào nguồn điện truyền thống: giúp giảm áp lực cho lưới điện quốc gia. Đặc biệt vào những thời điểm nhu cầu điện tăng cao như vào mùa khô hay giờ cao điểm. Ngoài ra hệ thống còn giúp bổ sung điện cho lưới điện quốc gia, hạn chế nguy cơ thiếu điện.

4. Chi phí và lợi nhuận từ điện mặt trời hòa lưới

Chi phí đầu tư cho hệ thống điện mặt trời phụ thuộc vào công suất và thiết bị lắp đặt. Thông thường, chi phí ban đầu có thể khá cao. Nhưng người dùng sẽ thu hồi vốn nhờ tiết kiệm hóa đơn điện hàng tháng. Thời gian hoàn vốn thường dao động từ 4-5 năm, tùy theo quy mô hệ thống và mức độ sử dụng điện.

=> Tham khảo thêm giá một số gói điện mặt trời hòa lưới tại đây

5. Quy trình lắp đặt điện mặt trời hòa lưới

Quá trình lắp đặt hệ thống điện mặt trời hòa lưới bao gồm các bước sau:

  1. Khảo sát thực địa: Đánh giá vị trí, diện tích và điều kiện ánh sáng nơi cần lắp đặt.
  2. Tư vấn: Tư vấn giải pháp phù hợp dựa trên nhu cầu sử dụng và ngân sách của bạn.
  3. Thiết kế hệ thống: Tính toán công suất và thiết kế mô hình lắp đặt phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
  4. Lắp đặt: Thực hiện việc lắp đặt hệ thống và đấu nối vào lưới điện điện hiện có.
  5. Bảo trì và bảo dưỡng: Kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng để duy trì hiệu suất hoạt động của hệ thống.

6. Những điều cần lưu ý khi chọn hệ thống điện mặt trời hòa lưới

Để đảm bảo hiệu quả và chất lượng khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời hòa lưới, người dùng nên lưu ý:

  • Chọn đơn vị cung cấp uy tín: Lựa chọn công ty có uy tín và kinh nghiệm. Điều này giúp đảm bảo được chất lượng thiết bị và dịch vụ bảo hành.
  • Chất lượng thiết bị: Nên chọn tấm pin và biến tần có thương hiệu uy tín, đạt tiêu chuẩn quốc tế.
  • Chính sách bảo trì: Hệ thống cần được bảo trì thường xuyên để tối ưu hóa hiệu suất hoạt động.

CÔNG TY CHUYÊN CUNG CẤP ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Ánh Dương Solar tự hào là công ty có uy tín và chất lượng tốt nhất. Ánh Dương Solar luôn chăm sóc khách hàng tận tâm, tư vấn nhiệt tình.
Quý Khách hàng có nhu cầu tư vấn và lắp đặt xin vui lòng liên hệ với chúng tôi
  • Hotline: 0982114115
  • Website: solarbrano.vn
  • Trụ Sở: 10 Sông Thao, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Chi nhánh: 249 Phạm Hữu Lầu P. 6,TP Cao Lãnh, Đồng Tháp. (Nội  Thất Hoàn Mỹ)
  • Chi nhánh: 486/14a QL13, Khu  Phố 6, Hiệp  Bình  Phước, Thủ  Đức, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Chi Nhánh: 397 Nguyễn Sinh Sắc, P1, TP Sa Đéc Đồng Tháp. (đối diện công viên Bác Hồ)
  • Chi nhánh: 9A Châu Văn Liêm, phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên, An Giang
  • Chi nhánh: Số 12 Thủ Khoa Huân, Phường 1, Mỹ Tho, Tiền Giang
Rate this post