16 câu hỏi thường gặp về điện mặt trời

1. Điện mặt trời mang lại những lợi ích gì ngoài việc tiết kiệm tiền điện hàng tháng?

Điện mặt trời không chỉ giúp tiết kiệm tiền điện hàng tháng mà còn mang lại nhiều lợi ích khác như:

Sinh lợi thụ động: Sau khi thu hồi vốn, điện mặt trời tạo ra thu nhập thụ động từ việc bán điện dư thừa cho mạng lưới điện.

Nâng cao đẳng cấp và làm mát cho ngôi nhà: Hệ thống điện mặt trời có thể làm mát ngôi nhà và tăng giá trị bất động sản.

Bảo vệ môi trường: Sử dụng điện mặt trời giảm lượng khí thải carbon, giúp giảm ô nhiễm không khí và giữ cho môi trường sạch sẽ hơn.

Tận dụng tài nguyên thiên nhiên: Sử dụng năng lượng từ mặt trời, một nguồn tài nguyên tái tạo và không làm ô nhiễm môi trường.

Giảm thiểu quá tải lưới điện quốc gia: Điện mặt trời giúp giảm áp lực lên lưới điện quốc gia và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững.

          Giá mua điện mặt trời của EVN là bao nhiêu?

    • Tập đoàn Điện lực Việt Nam thanh toán cho tổ chức, cá nhân phần sản lượng điện dư phát lên hệ thống điện quốc gia nhưng không quá 20% công suất lắp đặt thực tế;
    • Giá mua bán điện dư phát lên hệ thống điện quốc gia bằng giá điện năng thị trường điện bình quân trong năm trước liền kề do đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố nhằm bảo đảm khuyến khích phù hợp trong từng thời kỳ phát triển của hệ thống điện quốc gia.
  1. Đầu tư vào điện năng lượng mặt trời có lợi nhuận không và thời gian thu hồi vốn là bao lâu?

    • Đầu tư vào điện năng lượng mặt trời thường mang lại lợi nhuận và thời gian thu hồi vốn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí lắp đặt, công suất hệ thống, giá mua điện, và mức đầu tư ban đầu. Thời gian thu hồi vốn thường dao động từ 2 đến 5 năm. Tuỳ vào hệ thống lắp đặt.
  2. Điện mặt trời hybrid là gì?
    • Hệ thống điện mặt trời hybrid là một giải pháp kết hợp giữa điện mặt trời và các thiết bị lưu trữ năng lượng như ắc quy. Điểm đặc biệt của hệ thống này là khả năng lưu trữ năng lượng mặt trời sản xuất được để sử dụng sau này khi cần.Dưới đây là một số phân tích về hệ thống điện mặt trời hybrid có lưu trữ:
    • Ưu điểm:

Độc lập năng lượng: Hệ thống hybrid cho phép ngôi nhà hoặc doanh nghiệp hoạt động hoàn toàn độc lập với lưới điện công cộng khi cần.

Tiết kiệm chi phí: Nhờ có khả năng lưu trữ năng lượng, người dùng có thể sử dụng năng lượng mặt trời vào ban đêm hoặc trong các trường hợp mất điện mạng.

Ổn định nguồn cung cấp điện: Hệ thống lưu trữ giúp ổn định nguồn cung cấp điện, giảm thiểu tác động của mất điện hoặc sự cố trên lưới điện công cộng.

    • Nhược điểm:

Chi phí cao: Hệ thống hybrid thường đắt đỏ hơn so với hệ thống điện mặt trời hoà lưới vì cần bổ sung thiết bị lưu trữ năng lượng như pin Lithium.

Khó khăn trong lắp đặt: Việc tích hợp các thiết bị lưu trữ năng lượng có thể đòi hỏi không gian lớn và kỹ thuật lắp đặt phức tạp hơn.

Cách hoạt động:

Sản xuất điện từ nguồn mặt trời: Hệ thống điện mặt trời tạo ra điện từ ánh sáng mặt trời thông qua tấm pin năng lượng mặt trời và chuyển đổi qua inveter phù hợp với lưới quốc gia để sử dụng cho tất cả các thiết bị trong gia đình, nhà xưởng…

Lưu trữ năng lượng: Các thiết bị lưu trữ như pin Lithium sẽ lưu trữ năng lượng mặt trời sản xuất được để sử dụng khi bóng mây che, ban đêm, cúp điện…

Sử dụng năng lượng: Khi cần, người dùng có thể sử dụng năng lượng từ hệ thống lưu trữ thay vì phải phụ thuộc hoàn toàn vào lưới điện.

    • Ứng dụng:

Hộ gia đình: Hệ thống hybrid thích hợp cho các gia đình muốn tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng mặt trời và giảm thiểu chi phí điện.

Doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có nhu cầu ổn định nguồn cung cấp điện và giảm rủi ro từ mất điện có thể sử dụng hệ thống hybrid.

     4. Có nên chọn tấm pin mặt trời của hãng sản xuất nào và tại sao?

    • Các hãng sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời phổ biến bao gồm JINKO SOLAR, Hanwha Q Cells, Canadian Solar, LONGi Solar, JA Solar, AE Solar…. Việc chọn lựa nên dựa trên uy tín, chất lượng và giá cả của từng hãng.

      5. Công suất hệ thống điện mặt trời nên là bao nhiêu phù hợp nhất?

Công suất hệ thống điện mặt trời phù hợp sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng điện hàng tháng và khả năng đầu tư của mỗi gia đình. Với gia đình dùng ban ngày nhiều thì lắp hệ hoà lưới bám tải. Khi điện mặt trời được phát ra Inveter sẽ nhận tín hiệu từ Meter, Ct…của tải để phát điện phù hợp với nhu cầu, không phát dư ra lưới.

Sơ đồ chạy hoà lưới bám tải
Sơ đồ chạy hoà lưới bám tải

Dưới đây là một số gợi ý:

Hộ gia đình có hóa đơn tiền điện từ 1-1.5 triệu đồng/tháng nên lắp đặt hệ thống 3-4 kW.

Hộ gia đình có hóa đơn tiền điện từ 1.5-2 triệu đồng/tháng nên lắp đặt hệ thống 4-6 kW.

Hộ gia đình có hóa đơn tiền điện từ 2-3 triệu đồng/tháng nên lắp đặt hệ thống  6-8 kW.

        6. Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện mặt trời là gì?

Hệ thống điện mặt trời hoạt động dựa trên nguyên lý chuyển đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành điện năng. Cụ thể, khi ánh sáng mặt trời chiếu vào tấm pin năng lượng mặt trời, nó tạo ra dòng điện một chiều (DC). Sau đó, biến tần chuyển đổi dòng điện này thành dòng điện xoay chiều (AC) phù hợp để sử dụng trong các thiết bị điện gia đình.

        7. Thành phần chính của hệ thống điện mặt trời bao gồm những gì?

Hệ thống điện mặt trời bao gồm các thành phần chính sau:

Tấm pin năng lượng mặt trời.

Biến tần (inverter) để chuyển đổi điện từ DC sang AC.

Ngoài ra, còn có các thành phần phụ trợ như hệ thống dàn khung, dây điện, tủ điện, hệ thống tiếp địa, hệ thống giám sát từ xa và các phụ kiện khác.

      8. Trong những ngày mưa hoặc mùa đông, hệ thống điện mặt trời có sản xuất điện được không?

Trong những ngày mưa hoặc mùa đông khi ánh sáng mặt trời yếu, sản lượng điện của hệ thống điện mặt trời sẽ giảm đi. Thông thường, hệ thống sẽ sử dụng điện từ lưới để đáp ứng nhu cầu sử dụng.

     9. Hệ thống điện mặt trời có hoạt động vào ban đêm không?

Không, vì vào ban đêm không có ánh sáng mặt trời để tạo ra điện. Hệ thống điện mặt trời chỉ hoạt động trong ban ngày khi có ánh sáng mặt trời.

             10. Tuổi thọ của hệ thống điện mặt trời là bao lâu?

Theo các nhà sản xuất, hệ thống điện mặt trời có thể hoạt động trong khoảng thời gian từ 40-60 năm. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi tùy theo điều kiện sử dụng và bảo dưỡng.

    1. Cách vận hành và bảo trì hệ thống điện mặt trời như thế nào?

Hệ thống điện mặt trời sau khi lắp đặt sẽ hoạt động tự động. Quý khách hàng không cần lo lắng về việc vận hành. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu suất hoạt động, cần thực hiện việc vệ sinh và bảo trì định kỳ, bao gồm lau chùi bề mặt tấm pin và kiểm tra hệ thống điện.

    1. Có thể giám sát trực tuyến lượng điện phát ra của hệ thống không?

Có, các thiết bị biến tần hiện đại thường được trang bị tính năng giám sát trực tuyến. Quý khách hàng có thể sử dụng ứng dụng trên điện thoại hoặc máy tính để theo dõi lượng điện sản xuất và các thông số khác của hệ thống.

14 Hệ thống điện mặt trời có hoạt động khi mất điện lưới không?

Phụ thuộc vào loại hệ thống:

  • Hệ thống điện mặt trời hoà lưới sẽ ngừng hoạt động khi mất điện lưới.
  • Hệ thống điện mặt trời Hybrid vẫn hoạt động khi mất điện lưới nhờ vào pin lưu trữ.
  • Hệ thống điện mặt trời độc lập không sử dụng điện lưới, nên vẫn có điện khi mất điện lưới.

         15. Làm sao để tính được lượng điện sản xuất của hệ thống điện mặt trời?

Lượng điện sản xuất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bức xạ mặt trời, vị trí lắp đặt, hướng lắp đặt, và công suất hệ thống. Thông thường, các nhà sản xuất và nhà cung cấp sẽ cung cấp thông tin về sản lượng điện ước tính dựa trên điều kiện lắp đặt cụ thể.

        16. Lắp điện mặt trời có được trả góp không?

Có được trả góp, bạn chỉ cần trả trước 20% và được miễn lãi nếu trả trong 6 tháng, và được trả góp thời gian tối đa 48 tháng.

Để được tư vấn chuyên sâu quý khách gọi: 0982114115 hoạc kết bạn Zalo chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí chúng tôi luôn sãn sàng tư vấn cho bạn đừng ngại!!

5/5 - (1 bình chọn)