Để lại lời nhắn cho chúng tôi

THÔNG TIN LIÊN HỆ
Báo giá

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Showroom trưng bày sản phẩm của ÁNH DƯƠNG LUXURY ở đâu?

Đáp:

Trụ Sở: 36B Huỳnh Đình Hai, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Chi nhánh: Nguyễn Huệ,P.Mỹ Phú, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp. (Chân cầu Đình Trung)
Chi Nhánh: 397 Nguyễn Sinh Sắc, P1, TP Sa Đéc Đồng Tháp. (đối diện công viên Bác Hồ)
Chi nhánh: 9A Châu Văn Liêm, phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên, An Giang

Chi nhánh: Số 12 Thủ Khoa Huân, Phường 1, Mỹ Tho, Tiền Giang

Showroom ở Đồng Tháp nằmChân cầu Đình Trung đối diện ủy ban Phường Mỹ Phú.

Tại Sa Đéc nằm trên đường Nguyễn Sinh Sắc số 397 đối diện công viên Bác Hồ gần vòng xoay.

Các chi nhánh chúng tôi thường đi thi công. Trước khi đến quý khách vui lòng gọi trước.

Hướng dẫn đường đi: Bản đồ

Điện thoại: 0982114115 hoặc 0945050548 

Dưới đây là tổng kết các vấn đề thường gặp của hệ thống điện Mặt Trời cùng lời giải đáp. Chúng tôi hy vọng với bài viết này ngày càng có nhiều người hiểu về điện Mặt Trời. Lắp đặt và bảo trì nó đúng cách, đảm bảo hệ thống điện hoạt động an toàn . Giúp tăng sản lượng điện cho mỗi hộ gia đình, và đương nhiên cũng là cân nhắc đến sự an toàn của chính bản thân chúng ta.

1. Hệ thống điện MT hòa lưới có hoạt động khi mất điện lưới quốc gia không?

Đáp:

Hệ thống hòa lưới trực tiếp ( ongrid ) không hoạt động khi mất điện lưới. Hệ thống được thiết kế để vận hành khi hòa lưới. Lúc mất lưới hệ thống tự động ngắt để đảm bảo an toàn.

2. Nếu muốn sử dụng năng lượng Mặt Trời khi mất lưới thì làm như thế nào?

Đáp:

Hệ thống điện mặt trời độc lập ( offgrid ) hoặc hòa lưới có lưu trữ ( hybrid ) có thể làm được việc này. Nghĩa là hệ thống có sử dụng ăc quy dự trữ năng lượng. Tại thời điểm mất lưới sẽ sử dụng nguồn từ ắc quy. Thời gian dùng bao lâu tùy thuộc vào dung lượng bình acquy.

3. Vốn đầu tư hệ thống như thế nào?

Đáp:

Vốn đầu tư hệ thống phụ thuộc vào pin, inverter . Ngoài ra còn có các yếu tố như hệ khung đỡ, dây cáp điện, vật tư phụ,…

Trung bình đối với hệ thống hòa lưới ( ongrid ) là từ 11-18 triệu đồng/kWp, tuỳ theo loại pin và số lượng lắp đặt.

Đối với hệ thống hòa lưới có lưu trữ ( hybrid ) suất đầu tư dao động từ 25-30 triệu đồng/kWp

4. Công suất lắp bao nhiêu là tối ưu?

Đáp:

-Trường hợp 1: Dựa trên sản lượng điện và lượng điện dùng hằng ngày trong tháng. Khách hàng nên lắp đủ công suất bù trừ lượng điện hàng ngày sẽ tối ưu nhất do giá điện cao.
-Trường hợp 2: Nếu tính toán bán điện hoặc bù trừ với EVN thì có thể lắp toàn bộ diện tích sẵn có.

5. Có thể bán điện lại cho EVN không và khi nào được thanh toán? Giá bán bao nhiêu?

Đáp:

Theo quy định tại TT 16/BCT thì các hệ thống nối lưới mái nhà có thể bán điện cho EVN. Theo cơ chế bù trừ sản lượng, hệ thống được lắp công tơ hai chiều.

Giá mua điện năng lượng mặt trời 2020 đã có cơ sở chính thức để tính giá điện. Thông tư 13/2020/QĐ-TTg là luồng gió mới cho nhà đầu tư Điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam. 

Vì điện năng lượng mặt trời cần đầu tư với số tiền lớn khi không có cơ sở pháp lý rõ ràng dễ làm cho nhà đầu tư thấp thỏm. Với thông tư 13/2020/QĐ-TTg về “Cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam” là cơ sở pháp lý tốt để khuyến khích cho nhà đầu tư, mọi người dân Việt Nam phát triển nguồn năng lượng xanh rất tiềm năng tại Việt Nam này.

Bảng giá mua điện của điện lực chưa bao gồm VAT

gia-mua-dien-nang-luong-mat-troi-moi-nhat-2020
gia-mua-dien-nang-luong-mat-troi-moi-nhat-2020

6. Thời gian có hàng và lắp đặt bao lâu?

Đáp: Thời gian cấp hàng và hòa thiện toàn bộ hệ thống tùy thuộc vào công suất hệ thống. Thông thường trong vòng 2-4 ngày.

7. Thời gian bảo hành hệ thống bao lâu?

Đáp: Thời gian bảo hành cụ thể như sau:

-Tấm pin năng lương mặt trời: Bảo hành 12 năm/đổi sản phẩm nếu hư hỏng, bảo hành 25 năm hiệu suất tấm pin. Tại thời điểm 25 năm sau, hiệu suất tầm pin còn khoảng 80% hiệu suất ban đầu
– Inverter bảo hành 5 năm/tiêu chuẩn. Khách hàng có thể chọn gói bảo hành mở rộng 10 năm hoặc 20 năm
– Hệ khung bảo hành 20 năm
– Các thiết bị phụ khác bảo hành 1 năm

8. Hướng nào lắp đặt tấm pin tối ưu?

Đáp: Ở Việt Nam, hướng lắp đặt tối ưu là hướng Nam. Nghiêng góc từ 10-15 độ tùy vào địa phương. Ngoài ra, vì là hệ thống áp mái nên trong các trường hợp cụ thể, vẫn có thể lắp đặt tấm pin theo mái sẵn có.

9. Mái nhà nào có thể lắp đặt tấm pin?

Đáp: Mái nào cũng có thể lắp đặt tấm pin nếu thiết kế được một hệ khung phù hợp và chắc chắn.

10. Nên dùng tấm pin của hãng sản xuất nào?

Đáp: Hiện tại có rất nhiều hãng sản xuất tấm pin Mặt Trời. Tuy nhiên, Quý khách hàng nên cân nhắc lựa chọn những nhà cung cấp lâu đời, uy tín, cụ thể là nằm trong top 10 tuỳ theo kinh tế mà có thể dùng pin loại tốt hơn của Đức hay Nhật. Về độ bền thì chúng tôi chưa có số liệu đánh giá, về hiệu suất thì so với các pin Top 10 là như nhau.

11. Nên dùng tấm pin Mặt Trời loại nào? Mono hay Poly?

Đáp: Để trả lời câu hỏi này, chúng ta sẽ tìm hiểu về hai loại pin Mặt Trời phổ biến nhất hiện này

  • Tấm pin năng lượng mặt trời mono:

    Để tạo pin mặt trời cho những tấm pin năng lượng mặt trời mono thì nguồn nguyên liệu chủ yếu được sử dụng là các chất bán dẫn silicon dạng ống, tinh khiết và được cắt ra thành các tấm mỏng. Những tấm này được gọi là “monocrysatalline” để chỉ ra rằng silicon được sử dụng là silic đơn tinh thể. Bởi vì tế bào bao gồm một tinh thể duy nhất, các phân tử electrons tạo ra dòng điện có nhiều khoảng trống để chúng di chuyển. Vì vậy tấm pin mono hiệu quả hon các tấm poly

  • Tấm pin năng lượng mặt trời poly:

    Các tấm pin năng lượng mặt trời poly cũng được làm từ silic. Tuy nhiên, thay vì sử dụng silicon đơn các nhà sản xuất đã làm tan chảy nhiều mảnh silicon với nhau để tạo ra tấm pin mỏng. Các tấm pin poly cũng được gọi là silicon đa tinh thể hoặc nhiều tinh thể. Vì có nhiều tinh thể trong tế bào nên các khoảng trống ít hơn làm cho các phân tử điện electron di chuyển cũng khó khăn hơn. Kết quả là các tấm pin năng lượng mặt trời poly có hiện suất thấp hơn pin mono. Chọn pin năng lượng mặt trời mono hay poly?

  • Về hiệu suất:

    Hiệu suất pin mặt trời của đơn tinh thể ( Mono Crystallie ) là cao hơn so với poly-crystalline. Cell tế bào năng lượng mặt trời hiệu quả của đang phổ biến ở khoảng 16% và 17%. Tuy nhiên, khi so sánh các đặc điểm và sản xuất điện ở các Cell mô-đun năng lượng mặt trời đơn tinh thể và đa tinh thể cơ bản giống nhau. Nghĩa là cùng công suất tấm như nhau thì lượng điện sản sinh ra gần như nhau.

  • Về góc độ kinh tế:

    Ban có thể căn cứ vào khả năng đầu tư tài chính và nhu cầu sử dụng điện hàng ngày của mình. Lựa chọn công nghệ và công suất phù hợp. Bạn hoàn toàn có thể lên kế hoạch đầu tư bổ sung hàng năm cho hệ thống điện mặt trời theo khả năng tài chính của mình, cho đến khi hệ thống điện mặt trời của bạn sản xuất đủ lượng điện đáp ứng đủ nhu cầu của bạn không cần vào lưới điện quốc gia, thậm chí có thể dư thừa bán ngược lại điện lên lưới cho nhà nước. Điều này có nghĩa là bạn không bao giờ bạn bị mất điện và hoàn toàn không phải trả tiền điện hàng tháng.Hệ thống được khấu hao hàng ngày, về độ bền trên thực tế, hầu hết các pin mặt trời lắp đặt cách đây 20 năm về trước vẫn làm việc tốt cho đến nay và đạt hiệu suất trên 95% với công suất thiết kế ban đầu. Tuy nhiên Thông tư 13/2020/QĐ-TTg  thì bạn nên đầu tư trong năm nay để có giá bán điện tốt nhất.

  • Về không gian:

      Nếu như nhà bạn là một ngôi nhà có không gian trên nóc nhà hạn chế tiếp xúc với mặt trời nhỏ hay có cây cối làm khuất ánh nắng thì bạn nên sử dụng pin năng lượng mặt trời mono vì nó có nhiệu suất cao hơn. Ngược lại nếu nhà bạn có không gian rộng thì bạn có thể sử dụng pin poly,nó có thể tiết kiệm cho bạn thêm một khoảng tài chính.
Nếu bạn muốn lắp đặt một hệ thống pin năng lượng mặt trời hiêu quả và phù hợp nhất thì tấm pin năng lượng mặt trời của bạn thường phải được lắp đặt trên nóc nhà, xây dựng trạm độc lập, cột, vách tường kính … Quan trọng là để tấm pin của bạn nhận được trực tiếp nhiều năng lượng mặt trời nhất từ trái đất có thể

12. Để ngăn chặn các vật nặng va chạm vào tấm pin, có nên lắp thêm một lớp lưới sắt để bảo vệ?

Đáp: Không khuyến thích lắp đặt lớp lưới bảo vệ. Bởi vì lớp lưới đó có thể tạo thành bóng râm,sau đó tạo thành hiệu ứng điểm nóng. Ảnh hưởng đến hiệu suất phát điện của cả hệ thống. Ngoài ra, các tấm mô đun đạt tiêu chuẩn đều thông qua kiểm nghiệm chịu lực mưa đá. Va chạm nên thường không cần thiết phải lắp đặt lưới bảo hộ.

13. Lắp đặt tấm pin PV trên mái nhà thì có yêu cầu gì với môi trường xung quanh?

Đáp: Nếu như xung quanh hệ thống có lượng bụi, ô nhiễm lớn, gió cát lớn, lượng khói đặc … sẽ ảnh hưởng đến ánh sáng chiếu đến tấm pin, dẫn đế suy giảm lượng điện phát ra.

14. Lợi ích của việc lắp đặt tấm pin trên tòa nhà thương mại và hộ gia đình có giống nhau?

Đáp: Lợi ích khác nhau.Cho dù nhà nước có cơ chế khuyến khích mua điện khi người dùng dùng không hết lượng điện phát ra. Điện tạo của các tòa nhà thương mại. Công ty có thể giúp cơ quan tổ chức này thu hồi vốn đầu tư nhanh hơn so với hộ gia đình. Vì lượng điện họ sử dụng nhiều hơn.

15. Có thể giám sát trực tuyến lượng điện phát ra của hệ thống không?

Đáp: Hiện nay, đa phần các hãng sản xuất Inverter lớn đều tích hợp một ứng dụng hay phần mềm theo dõi hoạt động của hệ thống qua Internet. Nếu như hệ thống phát điện được lắp đặt tương ứng với hệ thống giám sát, có thể tiến hành giám sát trực tuyến lượng điện phát ra. Ngoài ra, cũng có thể giám sát  trực tuyến dữ liệu quan trọng của thiết bị, chất lượng điện, dữ liệu môi trường.

16. Ban đêm không có mặt trời thì có sử dụng điện năng lượng mặt trời được không?

Đối với điện mặt trời hoà lưới có nghĩa là khi điện sản xuất ra sẽ được đẩy lên lưới điện của nhà nước. EVN sẽ ghi lại thông số (bằng đồng hồ 2 chiều) mà điện năng lượng mặt trời sản xuất ra. Có nghĩa là khi ta sản xuất ra ta gửi, và tối ta lấy xuống sử dụng. Vì vậy ban đêm vẫn dùng được điện bình thường.

Câu 17: Những Mô hình vận hành của hệ thống điện mặt trời trên mái nhà

Trả lời

Hiện nay có 3 mô hình hệ thống như sau:

  1. Hệ thống NLMT độc lập (Off Grid Solar System):

Hệ thống NLMT sẽ chuyển hóa quang năng từ Mặt trời thông qua Tấm pin thành điện năng và điện năng này được lưu trữ trực tiếp trên acquy, hệ thống hoạt động độc lập và không cần điện lưới quốc gia.

Hệ thống NLMT độc lập được dùng trong các trường hợp sau:

–  Nơi không có lưới điện quốc gia hoặc chi phí cho việc phát triển lưới điện quá cao.

– Có lưới điện nhưng muốn có hệ thống điện của riêng mình.

– Cung cấp năng lượng cho các phương tiện di chuyển liên tục.

– Cần hệ thống điện tuyệt đối an toàn, hoàn toàn sử dụng điện 1 chiều.

* Ưu điểm của hệ thống:

– Tự chủ nguồn điện, không phụ thuộc vào lưới điện quốc gia.

– Rất linh hoạt, có thể lắp đặt ở mọi nơi.

* Nhược điểm của hệ thống:

– Chi phí đầu tư cho hệ thống lưu trữ điện một chiều lớn nếu muốn đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu sử dụng điện.

– Việc thay mới hệ thống acquy sẽ tạo ra nguồn xả thải độc hại và khó xử lý cho môi trường.

– Acquy phải được thay thế thường xuyên.

  1. Hệ thống NLMT nối lưới trực tiếp (On Grid System):

Hệ thống NLMT sẽ chuyển hóa quang năng thành điện một chiều thông qua tấm Pin. Nguồn 1 chiều này sẽ được chuyển đổi thành nguồn xoay chiều cùng pha và cùng tần số với lưới điện quốc gia để cấp cho tải, nếu dư sẽ được hòa vào lưới điện.

Hệ thống NLMT được dùng cho các tải tiêu thụ nhiều điện năng vào ban ngày như Nhà xưởng, Trường học, Bệnh viện, Cơ quan, hộ gia đình…

* Ưu điểm của hệ thống:

– Cấu trúc rất đơn giản, độ bền cao.

– Chi phí cho đầu tư và kiểm tra bảo dưỡng thấp.

– Giảm lượng điện năng tiêu thụ từ lưới vào ban ngày.

– Có nguồn thu từ việc bán điện dư lên lưới.

– Giảm được gánh nặng cho lưới điện quốc gia vào các mùa khô hạn và giờ cao điểm.

* Nhược điểm của hệ thống:

– Không có điện cung cấp cho tải khi mất điện lưới.

– Nếu triển khai HTĐMT áp mái tập trung quá nhiều trong một khu vực có thể ảnh hưởng đến vận hành lưới điện và chất lượng điện năng.

– Điện NLMT chỉ tạo ra vào ban ngày, ban đêm vẫn phải sử dụng điện do lưới điện quốc gia cung cấp.

– Không dùng được cho các khu vực ít nắng hay bị mưa bão ảnh hưởng.

  1. Hệ thống kiểu kết hợp, vừa lưu trữ vừa hòa lưới:

Đây là hệ thống kết hợp giữa kiểu độc lập và nối lưới trực tiếp. Điện 1 chiều sinh ra từ tấm Pin sẽ được ưu tiên nạp vào hệ thống lưu trữ (hệ thống acquy), sau đó sẽ được biến đổi thành điện xoay chiều để cung cấp cho tải, nếu dư sẽ được phát ngược lên lưới điện quốc gia.

Hệ thống kiểu kết hợp được dùng cho tải yêu cầu phải luôn có điện như Bệnh viện, Trung tâm dữ liệu… Hệ thống NLMT sẽ tạo ra điện năng cung cấp cho tải và hòa lên lưới điện (nếu dư). Trong trường hợp mất điện, chức năng hòa động bộ của Inverter sẽ ngưng hoạt động, điện từ hệ thống lưu trữ sẽ được nghịch lưu và cấp điện cho tải.

Hệ thống NLMT vừa lưu trữ vừa hòa lưới kết hợp ưu điểm của hai hệ thống nêu trên, tuy nhiên chi phí cho việc đầu tư và bảo dưỡng hệ thống là rất lớn.

  1. Kết luận lựa chọn mô hình hệ thống:

Từ những ưu nhược điểm của từng kiểu hệ thống, đề xuất lựa chọn Hệ thống NLMT kiểu nối lưới trực tiếp và không sử dụng hệ thống ắc quy lưu trữ. Lợi ích của hệ thống là rất dễ thấy:

– Chi phí đầu tư và bảo dưỡng thấp.

– Tận dụng được thời gian nắng trong ngày để tạo ra điện năng.

– Khả năng thu hồi vốn nhanh, hiệu quả kinh tế cao.

– Góp phần bảo vệ môi trường, khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo và tạo hình ảnh đẹp, thân thiện của EVNCPC đối với Xã hội.

Câu 17: Từ khi đăng kí đến khi lắp đặt dự án điện mặt trời mái nhà mất bao lâu?

Trả lời

Thời gian thực hiện tại Công ty Điện lực/Điện lực: 04 ngày làm việc, trong đó:

– Khảo sát và thoả thuận đấu nối: 01 ngày.

– Kiểm tra thông số kỹ thuật của dự án: 01 ngày.

– Lắp đặt công tơ 2 chiều và ký Hợp đồng mua bán điện: 02 ngày.

Anh(chị) có thể xem lưu đồ tiếp nhận nhu cầu đăng kí của khách hàng đến khi kí kết hợp đồng với Điện lực cụ thể như sau:

thủ tục đấu nối điện mặt trời
thủ tục đấu nối điện mặt trời

Câu 18: Cần phải bảo trì, vận hành hệ thống như thế nào?

Trả lời

Hệ thống hoạt động hoàn toàn tự động. Tuy nhiên, khách hàng cần thường xuyên vệ sinh tấm pin để tẩy sạch các bụi bẩn trên bề mặt, giúp nâng cao khả năng hấp thụ ánh sáng nhằm tối ưu hiệu quả làm việc của hệ thống. Chu kỳ vệ sinh thường khoảng 2-3 tháng/lần tùy thuộc vào khu vực.

Câu 19: Hệ thống hòa lưới có ảnh hưởng đến kết cấu và thẩm mỹ của ngôi nhà?

Trả lời

Hệ thống điện mặt trời trên mái nhà cần được khảo sát mặt bằng, kết cấu sau đó tiến hành thiết kế, tính toán chi tiết và thảo luận với khách hàng trước khi tiến hành thi công. Bên cạnh các yếu tố kỹ thuật, Hệ thống điện mặt trời trên mái nhà cần tập trung vào tính thẩm mỹ của hệ thống đến từng chi tiết (như khung giàn, dây cấp) để đảm bảo hệ thống đồng bộ với kiến trúc, thẩm mỹ căn nhà.